8.03.2012

Có thai nhờ... lòng đỏ trứng và dầu đậu nành

Có thai nhờ... lòng đỏ trứng và dầu đậu nànhTrong nhiều năm, Claire đã nghĩ không còn hy vọng khi mọi cuộc thụ thai nhân tạo đều không thành công. Và rồi cô ấy nghe nói về một phương pháp nội sinh…
Trong nhiều năm, Claire đã nghĩ không còn hy vọng khi mọi cuộc thụ thai nhân tạo đều không thành công. Và rồi cô ấy nghe nói về một phương pháp nội sinh…
Không có cách nào để biết chính xác những gì làm nên sự khác biệt ở lần mang thai thứ 4 và lần cuối cùng với sự hỗ trợ của kỹ thuật y tế. Liệu đó là châm cứu, thôi miên, steroid, vitamin, làm loãng máu hay bỏ lòng trắng trứng và ăn nhiều dầu ăn. Thật khó để biết.
Nhưng rõ ràng có thứ gì đó đã mang lại hiệu quả và Claire tin đó là dầu đậu nành và lòng đỏ trứng. Lần đầu tiên trong cuộc đời, và sau 4 lần mệt mỏi thụ tinh ống nghiệm, cô đã có thai và sinh con thành công.
Hành trình thụ tinh ống nghiệm bắt đầu từ năm 2008, 6 tháng sau khi Claire kết hôn, khi mà cô đã 38 và chồng 42 tuổi. Khuyến nghị đối với phụ nữ ngoài 35 tuổi là nên tìm kiếm sự hỗ trợ nếu 6 tháng sinh hoạt vợ chồng đều đặn mà không thụ thai. Claire đã tới bệnh viện Lister (London, Anh) và cả 2 đã làm xét nghiệm và phát hiện ra lượng tinh trùng của chồng rất thấp. “Chúng tôi sẽ không thể có con nếu không thực hiện thụ tinh ống nghiệm”, Claire nhớ lại.
Và 15 trứng đã được thụ tinh vào có 7 hợp tử phát triển thành phôi mầm (phôi mầm này phát triển trong ống thí nghiệm 5 ngày rồi được đưa vào tử cung người mẹ) với 4 lần cấy thai nhưng tất cả đều thất bại. BS giải thích rằng có thể máu tôi có tế bào tiêu diệt tự nhiên (NK), những tế bào không coi bào thai là người bạn và hệ miễn dịch có nhiệm vụ “đánh bật” những bào thai này ra ngoài như một sinh vật lạ xâm nhập cơ thể.
Và thực sự lượng tế bào NK trong máu tôi rất nhiều. Các bác sĩ nói rằng cần điều trị bằng cách dùng steroid hay IVIg (1 loại protein được tách ra từ máu của 30 người hiến và được tiêm vào tĩnh mạch) nhưng IVIg không có gì là bảo đảm trong khi chi phí lại quá lớn còn steroid thì chẳng có tác dụng gì.
Claire trở về với công việc, ngày ngày lên mạng tìm kiếm thông tin về chủ đề miễn dịch học sinh sản và gia nhập cộng đồng những người có hệ miễn dịch giống mình. Và rồi cô được tiếp cận với 1 cách điều trị mới đang phổ biến tại các phòng khám vô sinh tại Mỹ. Đó là phương pháp intralipids (là sự kết hợp của dầu đậu tương, lòng đỏ trứng, glycerine và nước tạo ra một dạng nhũ tương béo, chất bổ đưa thẳng vào máu dành cho bệnh nhân sau phẫu thuật và trẻ sinh non). Trong hỗn hợp này có chất ức chế miễn dịch và tác dụng của nó không kém IVIg mà lại rẻ tiền hơn.
Claire đã áp dụng cách này và tin rằng nếu không được thì mình sẽ không còn hy vọng gì. Và kết quả thật tuyệt vời.
Và giờ đây, Claire đã trở thành mẹ của 1 bé gái 6 tháng tuổi vô cùng xinh xắn.
(Theo Minh Thu // Dân trí // DM)
Nguồn : Hồ sơ y học/Tin sức khỏe

8.02.2012

Đia chỉ phòng khám sản phụ khoa uy tín tại Hà Nội

Dưới đây là 1 số phòng khám sản phụ khoa có tiếng ở Hà Nội
Phòng khám phụ sản tâm an - Bác sĩ Tuấn : Trưởng khoa Bệnh Viện Phụ Sản Trung Ương .
Trụ sở : 79 Đường Bờ Sông, Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội - Tel: 0946.835.768 - Email : bsnguyenanhtuanpstw@gmail.com
87 Nguyễn Du – Bác sĩ Vân, khoa sản Bệnh viện C
Bác sỹ Nguyệt, địa chỉ: ngõ 23 Cát Linh: 38435364.
Bác sĩ Hoa Hồng – 55B Hàng Cót
Bác sĩ Vân – 189 Đội Cấn
Phòng khám 70 Nguyễn Thái Học
Bác sĩ Ánh – 35 Vạn Bảo
Bác sĩ Tuấn – 35 Ngõ Huyện
Bác sĩ Dậu và Bác sĩ Phúc là nổi tiếng ở khoa đẻ Việt Nhật: S ố nhà 19 Ngách 14/4 ngõ 4 Phương Mai-Hà Nội.
35 Hàng Giấy
21 lô C phố Vạn Phúc, đt: 04.37624646
98 Hàng Bông(gác 3) từ 5- 7 giờ tối hàng ngày (thú 7 và CN thì sớm hơn từ 4h)
125 Thái Thịnh

Bác sỹ Lan Hương Viện C tại phòng khám 54 Ngô Văn Tố gần chợ Hàng Da.
phòng khám 56 Hai Bà Trưng 043.9364656.
Phòng khám sản phụ khoa , vô sinh số 8 Kim Ngưu
49 Bát Đàn 4h chiều đến 7h tối
32 Phùng Hưng
Bác sĩ Khắc Liêu - Chuyên nội tiết khoa sản ở BV C. Địa chỉ: 16, ngõ 51, Nguyễn Viết Xuân
Tel: 5653009

Bác sĩ Nhân - Bệnh viện Việt Nhật. Địa chỉ: 103D3 Phương Mai (Phố Lương Đình Của)
Tel: 0913233591

Bác sĩ Tuấn - Phó khoa sản BV C
Địa chỉ: 38 Ngõ Huyện

Bác sĩ Tuyết Minh
Địa chỉ: 49 Bát Đàn
Bác sĩ Sinh - Phó khoa sản BV Việt Nhật
Địa chỉ: Nguyễn Công Hoan (phòng khám)

Y tá trưởng Vân - Khoa Kế hoạch hoá GĐ BV Phụ sản. Địa chỉ: 64 Hàng Đường
Tel: 9282199
11 Thiền Quang – Bác sĩ Hồng

Mẹo nhỏ giúp bạn dễ thụ thai hơn

Bạn đang có kế hoạch sinh em bé, nhưng còn băn khoăn nhiều điều để làm sao chuẩn bị thật chu đáo. Vậy hãy bắt đầu từ một số điều đơn giản thôi, chính những điều đó đôi khi lại rất hữu ích đấy.

Nên ăn nhiều trái cây và rau
Bạn nên nhớ rằng khi đang cố gắng thụ thai, bạn không được uống bất cứ loại thuốc nào nếu không có sự hướng dẫn của bác sĩ và không được lo lắng quá nhiều. Thêm vào đó, bạn cần chú ý một số quy tắc vô cùng đơn giản dưới đây:

1. Không ăn thực phẩm nóng

Những loại thực phẩm tạo ra nhiệt độ cơ thể cao như đậu nành, đu đủ… bạn cần cân nhắc trước khi thưởng thức khi đang cố gắng thụ thai. Lý do là vì những loại thực phẩm này sẽ làm cơ thể bạn nóng lên và điều này không tốt để mang thai.

2. Ăn nhiều trái cây và rau

Trái cây và rau chứa nguồn chất xơ dồi dào, giúp cho cơ thể bạn khỏe mạnh và tăng cơ hội thụ thai. Vì vậy, bạn cần đảm bảo bổ sung đủ những loại thực phẩm này vào chế độ ăn hàng ngày thay vì những bữa ăn vặt nhiều chất béo.

3. Không căng thẳng

Hãy bình tĩnh, thư giãn và tận hưởng cuộc sống thoải mái mỗi ngày. Nếu bạn liên tục nghĩ về vấn đề bầu bí và nghĩ xem làm thế nào để nhanh chóng có thai sẽ có tác động tiêu cực đến việc thụ thai của bạn. Đây cũng là lý do chủ yếu khiến chị em chậm mang thai. Vì vậy, bạn cần tạo cho mình một cuộc sống thoải mái và vui vẻ trước khi mang thai.
Thực hiệu tốt những gợi ý trên đây chắc chắn cơ hội mang thai của bạn sẽ lên đến 99% trong 8 tuần (không nói đến trường hợp bạn có vấn đề về chuyện sinh nở). Vì vậy, những lời khuyên này là rất hữu ích và bạn nên thực hiện theo nhé! Chúc các bạn sớm có “tin vui”.

Phòng khám sản phụ sản Tâm An Trụ sở : 79 Đường Bờ Sông, Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội - Tel: 0946.835.768 - Email :bsnguyenanhtuanpstw@gmail.com

Bí quyết sinh con trai đạt hiệu quả hơn 90%

Theo tâm lý chung hẳn ông bố bà mẹ nào cũng muốn sinh cả con gái và con trai cho “đủ nếp đủ tẻ”. Những gia đình con trưởng hoặc đã sinh con gái trong lần sinh đầu thì mong muốn đứa con sau ra đời là con trai là một mong muốn rất đỗi thường tình, tuy nhiên không phải ai cũng biết những bí quyết để sinh con trai theo ý muốn.





Sinh con trai hay con gái phụ thuộc vào nhiễm sắc thể giới tính trong tinh trùng.

Như ta đã biết, giới tính của con sinh ra được quyết định bởi tinh trùng của người bố, có 2 loại tinh trùng, một loại tinh trùng mang nhiễm sắc thể giới tính X(quyết định giới tính nữ) và tinh trùng mang nhiễm sắc thể giới tính Y(quyết định giới tính nam). Trong quá trình thụ tinh, việc trứng kết hợp với tinh trùng mang nhiễm sắc thể giới tính X sẽ sinh ra con gái.
X + X = XX (sinh con gái).
Ngược lại nếu trứng kết hợp với tinh trùng mang nhiễm sắc thể giới tính Y sẽ sinh con trai.
X + Y= XY (sinh con trai).

2. Các phương pháp can thiệp quá trình thụ tinh để sinh con trai.

Tinh trùng mang nhiễm sắc thể X và Y có một số đặc tính riêng nên người ta có thể dựa vào những đặc tính này để can thiệp vào quá trình tinh trùng mang nhiễm sắc thể X hay Y gặp trứng.

Phương pháp điện phân, điện ly.

Khi cho tinh dịch vào điện trường thì tinh trùng Y bị hút về cực âm, tinh trùng X về cực dương. Người ta hứng lấy tinh trùng loại mang nhiễm sắc thể Y và bơm vào tử cung của người phụ nữ vào thời điểm thích hợp, đạt tỷ lệ thành công 80-90%. Tuy nhiên phương pháp này phức tạp, khó áp dụng, có thể dẫn đến dị dạng bẩm sinh ở thai nhi.

Phương pháp hóa học.

Dựa vào đặc tính ưa kiềm của tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y người ta áp dụng phương pháp thụt rửa âm đạo bằng dung dịch bicarbonat natri nhẹ trước khi giao hợp khoảng 2h, tinh trùng mang nhiễm sắc thể X sẽ bị loại trừ một phần trong khi tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y vẫn hoạt động tốt. Cơ hội để tinh trùng mang nhiễm sắc thể giới tính Y gặp trứng sẽ cao hơn dẫn tới tỉ lệ sinh con trai sẽ cao hơn.

Phương pháp áp dụng chế độ ăn.

Trong một số nghiên cứu gần đây người ta đã chứng minh được rằng khi ăn mặn tỉ lệsinh con trai sẽ cao hơn. Giáo sư J.Lorrain (Canada) chủ trì một nhóm nghiên cứu về mối quan hệ giữa việc sinh con trai, gái và khoáng chất trong thức ăn. Trong 100 cặp vợ chồng được nghiên cứu (phần lớn chỉ sinh con trai), có 80% đã vô tình theo chế độ ăn quá mặn. Về sau, ông thử nghiệm phương pháp này để thụ thai cho 216 phụ nữ, kết quả là 175 trường hợp thành công (81%).

Phương pháp tính thời gian tồn tại và tốc độ của các loại tinh trùng.

Tinh trùng Y di chuyển nhanh nhưng chết sớm, tinh trùng X di chuyển chậm nhưng sống dai. Vợ chồng quan hệ đúng ngày trứng rụng thì tinh trùng Y chạy nhanh chui vào trứng trước, thụ tinh cho con trai.

3. Quy trình để sinh con trai theo ý muốn.

- Vợ chồng chỉ quan hệ một lần sau ngày trứng rụng 1 ngày.  Chồng phải để dành tinh dịch trong 7-10 ngày.
- Xuất tinh sâu cho tinh trùng Y chạy vào tử cung và ống dẫn trứng sớm hơn, tiếp cận được với trứng để thụ tinh.
- Để hỗ trợ cho tinh trùng Y và làm suy yếu tinh trùng X, chị em có thể thụt rửa âm đạo bằng dung dịch kiềm nhẹ trước khi giao hợp 1 giờ (một thìa cà phê thuốc tiêu muối Bicarbonat natri hòa trong một lít nước đun sôi để nguội). Những chị em nào thường ngày quen ăn nhạt hoặc sống ở miền núi, hoặc thường uống nước suối có nhiều chất khoáng Ca, thì phải áp dụng nghiêm túc động tác hỗ trợ này. Nếu chị em ăn bình thường hoặc ăn mặn, sống ở đồng bằng hoặc miền biển, hay uống nước suối có nhiều chất khoáng Na thì không cần áp dụng.
- Giao hợp xong, chị em phải nằm 3 - 4 giờ mới đi tắm rửa và đừng dội nước vào sâu âm đạo (đối với cả hai trường hợp muốn sinh con trai và con gái).

Thống kê nhiều cặp vợ chồng đã áp dụng phương pháp sinh con trai theo ý muốn thì tỉ lệ sinh con trai đạt 97%, càng có sự theo dõi tỉ mỉ của bác sĩ thì tỉ lệ sinh con traitheo ý muốn càng cao.

Liên hệ để được bác sĩ tư vấn thêm: Phòng khám sản phụ sản Tâm An
Trụ sở : 79 Đường Bờ Sông, Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội - Tel: 0946.835.768 - Email :bsnguyenanhtuanpstw@gmail.com

Điều cần biết khi mang thai 3 tháng cuối

3 Tháng cuối thai kỳ có nhiều biến đổi hơn so với 2 quý đầu, đặc biệt là sự tăng cân nhanh chóng của trẻ và những sự chuẩn bị của mẹ để đón con chào đời. Trong giai đoạn này, bạn nên bắt đầu nghĩ đến cách cho con bú, học cách phát hiện những dấu hiệu báo sinh và tìm hiểu những thông tin về sinh mổ.
mang thai 3 tháng cuối
Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng cuối

Những thay đổi ở người mẹ

Một số khó chịu mà bạn gặp phải trong khi mang thai 3 tháng giữa thai kỳ sẽ tiếp tục xuất hiện ở giai đoạn này. Ngoài ra, nhiều thai phụ còn cảm thấy thở khó khăn hơn và cần phải vào phòng vệ sinh nhiều hơn trước. Nguyên nhân của hiện tượng này là do thai nhi phát triển lớn hơn và đè ép nhiều hơn vào các cơ quan trong cơ thể mẹ. Đừng lo lắng gì cả, đứa trẻ trong bụng bạn vẫn ổn và những vấn đề trên sẽ giảm bớt đi khi bạn sinh con. Các biến đổi liên quan đến thời kỳ này gồm:

 

Bụng

Tử cung to, đè vào nhiều cơ quan (như bàng quang, thận, dạ dày, ruột, cơ hoành, các mạch máu lớn trong ổ bụng) và ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan này. Tới cuối thai kỳ, bụng mang thai càng xệ xuống. Có thể cảm thấy thai đã vào vùng tiểu khung.

 

Tăng cân

Mọi sản phụ đều tăng cân ở những mức độ khác nhau. Trung bình, một sản phụ bình thường sẽ tăng khoảng nửa kg mỗi tuần, hoặc 2 đến 2,5 kg mỗi tháng trong 3 tháng cuối mang thai. Vào cuối thai kỳ, bạn có thể tăng trung bình khoảng từ 6 đến 7,5 kg. Trẻ sẽ nặng khoảng 3,4kg.

 

Vết giãn da

Một số phụ nữ dễ có vết giãn da (màu đỏ tía hay hơi đỏ tía) trên bụng, ngực, cánh tay, mông và đùi. Các vết rạn nứt thường nhạt đi, chuyển thành những dải dọc trên da, có màu xám nhạt nhưng thường không biến mất hoàn toàn.

 

Trứng cá

Nếu thai phụ từng có mụn trứng cá trong các thời kỳ hành kinh thì cũng có thể nổi trứng cá khi thai nghén. Trứng cá thực sự có thể tăng lên khi có thai vì nồng độ progesterone tăng đã kích thích sự bài tiết chất dầu của các tuyến dưới da.

 

Thay đổi các sắc tố ở da

Màu sắc da thay đổi ở một số vùng như cằm, má, mũi và trán. Da sẫm màu hơn do lượng oestrogen và progesterone tăng. Da ở những khu vực vốn đã sẫm màu nay càng sẫm hơn, nhất là quầng vú, núm vú, môi lớn và ít thay đổi kể cả sau khi sinh.

 

Nám da

Da mặt có màu sẫm rất đặc trưng của người có thai, hay gặp và càng rõ ở những phụ nữ da trắng và tóc đen, thường xuất hiện ở trán, vùng thái dương và giữa mắt. Vùng nám càng nặng hơn khi phơi nhiễm với nắng. Nám da thường hết hoàn toàn sau sinh.

 

Giảm bài tiết mật

Chứng tỏ chức năng gan có biến đổi liên quan đến thai nghén và có thể gây ngứa, thậm chí còn gây buồn nôn, nôn, mất khẩu vị, mỏi mệt và vàng da. Nếu bị ngứa nghiêm trọng vào cuối kỳ thai nghén thì cần kiểm tra chức năng gan. Có thể dùng thuốc nhưng tình trạng ứ trệ mật thường qua đi sau sinh.

 

Nổi mạch máu

Những mạch máu nhỏ nổi rõ, trông giống như những chân nhện có thể xuất hiện ở nhiều phụ nữ có thai. Nguyên nhân do tăng tuần hoàn máu và có thể do tăng oestrogen, thường thấy ở mặt, cổ, ngực hoặc cánh tay. Sau sinh vài tuần, hiện tượng này biến mất.

 

Cẳng chân hơi xanh và trông như bẩn

Nhất là khi thời tiết lạnh, da tạm thời biến màu do tăng bài tiết oestrogen ở một số người; Không đáng ngại vì sẽ hết sau sinh.

 

Giãn tĩnh mạch

Những tĩnh mạch ở khắp cơ thể sẽ giãn to hơn khi có thai để thích ứng với tăng thể tích máu. Với một số phụ nữ, sự thay đổi này có thể thấy rõ ở các tĩnh mạch nông cẳng chân; thường không nghiêm trọng nhưng gây khó chịu vì có thể lở loét, đau ở cẳng chân.

 

Ra mồ hôi và nổi ban đỏ

Phụ nữ có thai thường ra mồ hôi nhiều vì tác dụng của hormone đến các tuyến mồ hôi trên khắp cơ thể. Ra mồ hôi làm các ban đỏ dễ xuất hiện hơn. Có điều lạ là các vùng như nách, vú và cơ quan sinh dục lại ít ra mồ hôi khi có thai.

 

Phù nề

Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, nhiều phụ nữ thấy chân tay, mí mắt và mặt sưng húp, nhất là vào buổi sáng. Nguyên nhân chỉ đơn giản là do tăng lượng máu lưu thông. Tuy nhiên, nếu mắt sưng húp nhiều và tăng cân từ 2 kg mỗi tuần thì cần gặp bác sỹ. Tăng cân đột ngột và sưng húp mặt là dấu hiệu giữ nước quá nhiều (phù) thường kèm theo huyết áp cao hoặc có thể là dấu hiệu của tiền sản giật hoặc nhiễm độc thai nghén.

 

Tóc và lông

Về cuối thai kỳ, tóc có vẻ dày hơn và sau thời kỳ thai nghén có thể tạm thời bị rụng tóc. Khi có thai, giai đoạn nghỉ của quá trình mọc tóc có xu hướng kéo dài, lượng tóc rụng mỗi ngày ít hơn nên tóc dày ra. Sau khi sinh, giai đoạn nghỉ của tóc ngắn lại, tóc rụng nhiều hơn và bắt đầu mọc tóc mới. Khoảng 6-12 tuần sau sinh, tóc rụng nhiều hơn rõ rệt. Chỉ trong vài tháng, mái tóc trở nên mỏng hơn nhưng sau 6-12 tháng thì trở lại như cũ. Ở một số phụ nữ, nhất là những người vốn có nhiều lông trên cơ thể, lông sẽ mọc nhiều hơn khi có thai, rõ rệt nhất là ở mặt và các chi. Các hoóc môn do nhau thai bài tiết và sự tăng nồng độ cortisone đã kích thích tuần hoàn máu tới các nang lông. Hiện tượng mọc lông nhiều thường giảm đi trong khoảng 6 tháng nhưng có thể lập lại ở những lần thai nghén sau.

 

Một số cơ đau và khó chịu

Ngoài ra giai đoạn này có thể xảy ra một số cơn đau và khó chịu khác như ợ nóng, căng vú, khó ngủ…

 

Giấc ngủ trong 3 tháng cuối thai kỳ

Nguồn năng lượng của bạn sẽ có thể giảm xuống khi bạn ở tháng thứ 9 của thai kỳ. Do đó, bạn có thể bắt đầu hoạt động chậm lại. Đây là một hiện tượng bình thường. Điều quan trọng là bạn cần phải nghỉ ngơi đủ ngay cả khi có thể việc chìm vào giấc ngủ đối với bạn sẽ trở nên khó khăn hơn khi cơ thể bạn lớn hơn. Những cử động của thai nhi, việc phải chạy vào toilet thường xuyên và sự tăng chuyển hóa của cơ thể có thể làm giấc ngủ trở nên khó khăn hơn. Hãy thử những cách sau để có thể ngủ được trong 3 tháng cuối thai kỳ:
  • Tránh ăn nhiều trong vòng 3 giờ trước khi ngủ.
  • Tập những bài vận động nhẹ nhàng, chẳng hạn như đi bộ.
  • Tránh ngủ quá lâu vào ban ngày
  • Hãy nói chuyện với chồng, bạn, bác sĩ, hoặc nữ hộ sinh để làm giảm stress.

Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng cuối

 

Dinh dưỡng và ăn uống

  • Nhu cầu năng lượng của mẹ lúc này là 2550 kcal/ngày, tăng 350 kcal so với mức bình thường.
  • Bổ sung đạm, tinh bột, chất béo từ các nguồn thức ăn như đậu tương, đậu xanh, vừng lạc, thịt cá… để tăng đủ lượng dưỡng chất cho cơ thể
  • Tiếp tục duy trì chế độ ăn uống sạch sẽ, tránh chất kích thích (caffein, cồn…) và các thực phẩm có nguy cơ nhiễm thủy ngân, nhiễm chất độc hại.
  • Nên uống nhiều nước lọc, hạn chế đồ uống ngọt hoặc có ga
  • Nên ăn đều và có bữa phụ, tránh bỏ bữa hoặc ăn kiêng
  • Bổ sung vitamin D từ thức ăn, đặc biệt là mùa đông

 

Thuốc và vitamin

  • Các loại vitamin, khoáng chất vẫn có vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là để phát triển cho thai nhi, vì vậy các loại vitamin A,B,C,D…, các khoáng chất như canxi, sắt, kẽm… vẫn hết sức cần thiết.
  • Sử dụng thuốc vẫn phải theo chỉ định, không tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào, kể cả Đông Y.
  • Tránh những loại thuốc nhuộm tóc, thuốc bôi mặt…
  • Có thể bổ sung vitamin, khoáng chất theo nhu cầu, chẳng hạn vitamin D vào mùa đông, magiê nếu bị chuột rút, mất ngủ…

 

Khám thai

Tiếp tục đi khám thai đều đặn. Trong ba tháng cuối thai kỳ, các thai phụ thường đến gặp bác sĩ thường xuyên hơn. Từ tuần thứ 30 đến 38 của thai kỳ, hầu hết các bác sĩ sẽ đề nghị các thai phụ đến khám vào mỗi 2 tuần một lần. Sau 38 tuần, các thai phụ sẽ đến khám thai mỗi tuần 1 lần cho đến lúc sinh.
Khi sắp đến ngày sinh, hãy nêu những thắc mắc và những mối lo lắng của mình về quá trình sinh nở. Bạn và bác sĩ sẽ thảo luận với nhau về cách sinh của bạn. Một số thai phụ cần phải được mổ lấy thai. Đây là một phẫu thuật rạch một đường trên bụng và tử cung của bạn để lấy em bé ra.
Nếu bạn quyết định không sinh mổ mà sinh qua đường âm đạo, bạn nên trao đổi với bác sĩ về những mặt phải và trái của việc giảm đau. Một số thai phụ chọn cách giảm đau và một số khác lại muốn sinh con một cách tự nhiên, không cần giảm đau.

 

Quan hệ tình dục khi mang thai 3 tháng cuối

Hầu hết phụ nữ có thai không có thay đổi về nhu cầu và cảm xúc tình dục. Giao hợp không ảnh hưởng đến thai trừ một số trường hợp nên tránh, ví dụ như đang bị ra máu, ra nước (nghi do tổn thương màng ối), nhiễm khuẩn âm đạo, đau bụng do có cơn co. Cần có tư thế tình dục thích hợp trong 3 cuối thai kỳ để không ảnh hưởng đến thai. Trong thời gian sắp sinh cũng cần tránh quan hệ bởi khiến người mẹ mất sức, hơn nữa thai to cũng không thoải mái cho 2 người.
Trong vài tuần sau sinh, do người phụ nữ còn mỏi mệt, còn đau do tổn thương ở tầng sinh môn, thay đổi về nội tiết nên không ham muốn. Nhưng thông thường, 6-8 tuần lễ sau sinh, họ đã có thể quan hệ tình dục vì lúc này các cơ quan trong tiểu khung (tử cung, âm đạo) đã trở lại hình thể và vị trí như trước lúc có thai và sức khỏe người phụ nữ đã bình thường.

 

Giục sinh

Bạn có biết chỉ khoảng 5% trẻ được sinh ra đúng ngày dự sinh? Do đó, ngày sinh thật sự xảy ra sau ngày dự sinh là bình thường và hay gặp và không phải là một biểu hiện bất thường nào cả. Nhưng đôi khi, bác sĩ sẽ cảm thấy lo lắng về em bé và/hoặc sức khỏe của bạn. Trong những trường hợp này, các bác sĩ sẽ đề nghị bạn thực hiện những biện pháp giục sinh. Giục sinh là kỹ thuật làm cơn chuyển dạ xảy ra bằng những biện pháp nhân tạo. Hầu hết các bác sĩ sẽ chờ đợi 1 đến 2 tuần sau ngày dự sinh trước khi quyết định sử dụng biện pháp giục sinh. Một số lý do khiến các bác sĩ phải giục sinh bao gồm:
  • Mẹ bị những bệnh mạn tính như tăng huyết áp hoặc đái tháo đường có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của thai nhi.
  • Trẻ không phát triển bình thường
  • Mẹ bị vỡ ối, có nghĩa là màng bao quanh thai nhi bị vỡ nhưng hiện tượng co bóp để tống thai nhi ra ngoài không xuất hiện sau một khoảng thời gian được xem là an toàn.
Hầu hết các bác sĩ thực hiện các biện pháp giục sinh trong bệnh viện để bảo đảm sức khỏe của mẹ và bé. Có nhiều cách để làm tăng co bóp. Các bác sĩ có thể làm vỡ màng bao quanh thai nhi (màng ối). Họ cũng có có thể đặt thuốc có chứa hormon vào âm đạo của thai phụ. Cách thường dùng nhất là dùng một loại thuốc có tên là Pitocin để giục sinh. Pitocin là một loại hormon gây co bóp. Các thai phụ sẽ được tiêm Pitocin vào tĩnh mạch ở cánh tay hoặc bàn tay.

 

Quyết định nuôi con bằng sữa mẹ hay sữa bình

Nếu bạn vẫn chưa nghĩ đến việc mình sẽ nuôi con bằng sữa mẹ hay sữa bình thì đây là thời điểm bắt đầu nghĩ đến nó. Bạn nên tìm hiểu nhiều hơn về cả 2 lựa chọn trên để tự quyết định. Nuôi con bằng sữa mẹ tốt hơn nhiều so với sữa bột đối với sức khỏe của trẻ và của bạn.
Tìm hiểu những thông tin về nuôi con bằng sữa mẹ hoặc trao đổi với bác sĩ sản hoặc bác sĩ nhi khoa về đề tài này. Sau đó lựa chọn quyết định đúng cho bản thân mình.

 

Khi nào cần gọi bác sĩ

Trước ngày sinh, hãy bảo đảm rằng bạn đã nói chuyện với bác sĩ về cách thức liên lạc khi bạn chuyển dạ. Cũng rất cần thiết nếu như bạn làm quen trước với bệnh viện hoặc nơi bạn sẽ sinh con, cách đăng ký vào đó trước thời hạn. Bạn cũng nên biết rằng đôi khi bạn tưởng rằng mình đang chuyển dạ nhưng thật sự không phải như vậy (đây được gọi là hiện tượng chuyển dạ giả). Điều này xảy ra với nhiều sản phụ, do đó không nên cảm thấy xấu hổ khi đi đến bệnh viện và bảo đảm rằng mình đang chuyển dạ nhưng rốt cuộc lại được cho về. Luôn luôn là tốt hơn nếu bạn được khám bởi bác sĩ sớm hết mức có thể khi chuyển dạ bắt đầu xảy ra. Dưới đây là một số dấu hiệu của cơn chuyển dạ thật sự:
  • Cơn co bóp diễn ra thường xuyên hơn và mạnh hơn, những khoảng nghỉ giữa các cơn cũng ngắn dần đi.
  • Đau vùng thắt lưng không giảm. Bạn cũng có thể cảm thấy những triệu chứng tương tự như trong giai đoạn trước khi có kinh kèm với co thắt.
  • Vỡ ối (có thể làm nước ối chảy ào ạt hoặc nhỏ giọt liên tục) và bạn sẽ cảm thấy các cơn co bóp.
  • Xuất tiết dịch có lẫn máu (màu nâu hoặc đốm máu). Đây là nút dịch chẹn ở cổ tử cung. Cơn chuyển dạ có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào hoặc vài ngày sau.
Cổ tử cung sẽ dãn ra (mở cổ tử cung) và trở nên mỏng hơn và mềm hơn (còn được gọi là xóa cổ tử cung). Khi khám khung chậu, bác sĩ có thể phát hiện được khi hiện tượng này xảy ra.

Điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ cơ thể sẽ trải qua nhiều thay đổi phải điều chỉnh để thích nghi với sự phát triển của em bé, bạn có thể sẽ bị buồn nôn, mệt mỏi, đau lưng, thay đổi cảm xúc thất thường, và stress. Chúng đều là những biểu hiện bình thường.
 

Những thay đổi ở người mẹ
Đây là giai đoạn nhạy cảm và tương đối mệt mỏi với nhiều thai phụ. Do nội tiết trong cơ thể thay đổi nên trong giai đoạn đầu bà bầu dễ mắc các bệnh nhiễm virus như cúm, sởi,.. gây nên những bất thường cho thai nhi. Vì vậy, việc chăm sóc sức khỏe nói chung và quan tâm đến chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn đầu mang thai là điều rất quan trọng và cần thiết với bà bầu.

 

Mệt mỏi

Nhiều thai phụ sẽ cảm thấy mệt mỏi trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, bạn không nên lo lắng vì đây chỉ là hiện tượng bình thường. Đây là cách cơ thể thông báo với bạn rằng nó cần được nghỉ ngơi nhiều hơn. Sau hết, cơ thể bạn đang phải làm việc rất cực nhọc để phát triển cả một sinh thể mới. Để loại bỏ được cảm giác này bà bầu hãy đảm bảo giấc ngủ 8 tiếng/ngày (ngủ thêm buổi trưa nếu có thể) và loại bỏ những stress ra khỏi tâm trạng để tránh mệt mỏi. Hãy nghỉ ngơi thật nhiều nếu có thể.

 

Buồn nôn và nôn

Thường được gọi là ốm nghén, triệu chứng buồn nôn và nôn rất thường gặp trong giai đoạn đầu mang thai. Mặc dù bạn sẽ cảm thấy có vẻ như triệu chứng này kéo dài mãi mãi, nhưng nó thường sẽ hết sau 3 tháng đầu thai kỳ. Cải thiện tình trạng này bà bầu có thể chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần trong ngày để tránh cảm giác “ngán” đồng thời thai phụ cũng nên cung cấp đủ lượng nước cơ thể cần (khoảng 8 cốc nước một ngày).

 

Đi tiểu thường xuyên

Do sự phát triển của thai nhi gây nên sức ép cho bàng quang vậy nên sẽ khiến bà bầu thường xuyên buồn tiểu. Điều này là dấu hiệu bình thường, nhưng sẽ là bất thường nếu thai phụ đi tiểu kèm theo cảm giác đau rát, lẫn máu trong nước tiểu và phải đi thăm khám ngay nếu bà bầu nào gặp hiện tượng như thế.

 

Nhiễm virus cúm

Khi mang thai 3 tháng đầu, bạn cần tránh để mắc các bệnh nhiễm virus như cúm, sởi vì có thể gây những bất thường cho thai nhi. Nếu bị cúm, bà bầu tuyệt đối phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc.

 

Tăng cân nhẹ

Trong vòng 3 tháng đầu, chỉ số cân nặng của bạn sẽ tăng lên một ít, khoảng nửa kg mỗi tháng.

 

Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu

 

Dinh dưỡng và ăn uống

  • Cung cấp đủ dinh dưỡng cho mẹ và con.
  • Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, không ăn đồ ăn cũ, đồ ăn chưa chín.
  • Không sử dụng những đồ chứa caffein, cồn, nicotin…
  • Ăn những thực phẩm giàu chất xơ, vitamin A, axit folic, vitamin D, sắt, canxi…
  • Tránh những thực phẩm nhiều chất béo, cholesterol, hoặc có thủy ngân (cá mập, cá kiếm)

 

Thuốc và vitamin

  • Cần uống thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ, không tự ý điều trị khi có bệnh.
  • Có thể uống các loại thuốc vitamin tổng hợp để bổ sung, nhưng nên tham khảo kỹ hoặc hỏi bác sĩ trước khi uống. Không nên lạm dụng.
  • Không sử dụng thuốc Đông y nếu không hiểu rõ loại thuốc.
  • Lưu ý các loại thuốc sử dụng trên mặt, thuốc nhuộm tóc vì nó có thể thấm vào mạch máu tới thai nhi

 

Trang phục

  • Ăn mặc thoải mái, thoáng mát, tránh các loại quần áo bó, chặt.
  • Tránh sử dụng giầy cao gót.
  • Đồ nội y cũng cần rộng rãi, dễ hút ẩm.

 

Siêu âm

  • Siêu âm để kiểm tra sức khỏe và phát hiện nguy cơ dị tật thai nhi
  • Siêu âm để phát hiện song thai, đa thai

 

Sảy thai

Nguy cơ xảy thai cao vào 12 tuần đầu tiên. Phụ nữ mang thai cần tránh lao động nặng nhọc hoặc tiếp xúc với chất độc hại

 

Quan hệ tình dục khi mang thai 3 tháng đầu

Quan hệ tình dục trong thời kỳ mang thai không bị cấm, nhưng trong 3 tháng đầu thai kỳ nguy cơ sảy thai khá cao, do vậy nên hạn chế quan hệ vào giai đoạn này hoặc phải hết sức thận trọng. Đây là giai đoạn bắt đầu hình thành các cơ quan, bộ phận của thai nhi, bánh rau, buồng ối bắt đầu phát triển.

 

Tập thể dục

Tập thể dục trong 3 tháng đầu giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường, hỗ trợ trọng lượng thai nhi khỏe mạnh và cải thiện sức khỏe tinh thần. Đi bộ hoặc tập aerobic nhẹ nhàng là những bài tập thể dục được khuyến khích đối với các bà bầu.

Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng giữa

Mang thai 3 tháng giữa thường là giai đoạn đẹp nhất của thai kỳ. Triệu chứng buồn nôn và mệt mỏi (thường gặp khi mang thai 3 tháng đầu) đã biến mất và bạn cảm thấy khỏe hơn và thoải mái hơn. Ðây là thời gian tuyệt vời vì bạn cảm thấy em bé di động bên trong bạn và cuối cùng bạn bắt đầu lộ ra dáng vẻ có thai rõ ràng.
mang thai 3 thang giua

Trong 3 tháng giữa thai kỳ, các xét nghiệm máu, xét nghiệm tiền thai, và siêu âm có thể xác nhận em bé khỏe mạnh và phát triển bình thường. Nhiều phụ nữ nhận thấy rằng cuối cùng họ đã có thể nắm chắc việc sắp có em bé. Thời điểm này cũng là lúc bạn bắt đầu chia sẻ các tin tức tuyệt vời với gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.

 

Những thay đổi ở cơ thể mẹ

Hầu hết các bà bầu đều thấy giai đoạn này dễ chịu hơn giai đoạn 3 tháng đầu nhưng cũng cần phải được thông tin đầy đủ về thai kỳ trong những tháng này.
Bạn có thể thấy những triệu chứng như nôn ói và mệt mỏi biến mất. Nhưng những thay đổi khác, gây chú ý hơn của cơ thể có thể xuất hiện. Bụng của bạn sẽ lớn ra trong lúc bạn tiếp tục tăng cân và em bé tiếp tục lớn. Và trước khi giai đoạn này kết thúc, bạn sẽ cảm thấy em bé bắt đầu chuyển động và có thể cảm thấy nhiều cơn đau nhức.

 

Một số triệu chứng cần lưu tâm trong giai đoạn này:

  • Đau ở bụng, háng, và bắp đùi
  • Đau lưng
  • Chóng mặt – Khó thở
  • Nổi vân da – Thay đổi ở da
  • Ngứa ran ở bàn và ngón tay
  • Ngứa ở bụng, lòng bàn tay, và lòng bàn chân.
  • Táo bón
  • Hệ miễn dịch kém
Hãy đến gọi cho bác sĩ nếu bạn bị nôn ói, ăn mất ngon, vàng da, hoặc mệt mỏi kèm với ngứa ngáy. Đây có thể là những dấu hiệu của một bệnh gan nặng được gọi là ứ mật thai kỳ.

 

Tăng cân

Mọi thai phụ đều tăng cân ở những mức độ khác nhau. Trung bình, một thai phụ bình thường có thể tăng khoảng 0,5kg mỗi tuần, hoặc 1,5 đến 2 kg mỗi tháng trong ba tháng giữa thai kỳ.

 

Tâm lý người mẹ

Em bé đã lớn lên từng ngày và bạn có thể cảm nhận được điều đó. Bạn sẽ cảm thấy yêu đời hơn, hào hứng hơn khi hướng đến giải pháp tương lai khi em bé chào đời. Bạn sẽ có những tưởng tượng về mối quan hệ với em bé trong bụng, những giao tiếp đầu tiên với bé…
Em bé
Vào cuối giai đoạn này, thai nhi nặng khoảng 0,8 kg và dài khoảng 33 cm kèm theo sự phát triển của ngón tay, ngón chân, lông mi, và lông mày. Trong khoảng tháng thứ 5, bạn có thể cảm thấy thai nhi chuyển động. Vào cuối giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ, toàn bộ những cơ quan cơ bản của thai nhi như tim, phổi và thận đều được hình thành

 

Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng giữa

Dinh dưỡng và ăn uống

  • Nhu cầu năng lượng của mẹ lúc này là 2550 kcal/ngày, tăng 350 kcal so với mức bình thường.
  • Tăng cường ăn uống trong đó ưu tiên các nhóm chất bột và giữ tỷ lệ cân đối với nhóm khác Đạm:Béo:Bột-đường = 14:31:55
  • Cung cấp một lượng acid béo cần thiết để phát triển não bộ cho thai nhi
  • Tiếp tục cung cấp thường xuyên lượng vitamin và chất xơ cho cơ thể thông qua rau quả.
  • Tránh các chất kích thích: caffein, cồn, nicotin
  • Duy trì chế độ ăn uống sạch sẽ, ăn chín uống sôi.
  • Tránh những thực phẩm nhiều cholesterol và có thủy ngân

 

Thuốc và vitamin

  • Tiếp tục bổ sung các loại vi chất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là: sắt, canxi, Vitamin A,B,C,D, axit folic… Uống theo chỉ định của bác sĩ, tránh lạm dụng
  • Luôn tránh các loại thuốc nhuộm tóc, thuốc bôi mặt trong suốt giai đoạn thai kỳ
  • Sử dụng thuốc Đông y phải có chỉ định của bác sĩ
  • Việc điều trị các bệnh trong giai đoạn này cũng cần theo chỉ định, không tự ý điều trị

 

Siêu âm

  • Siêu âm được thực hiện để giúp phát hiện các dị tật của thai nhi giúp các bác sĩ có phương án điều trị
  • Siêu âm hỗ trợ cho các xét nghiệm cần thiết khác
  • Siêu âm giúp cho bạn biết được cân nặng, các chỉ số, sự phát triển của thai nhi

 

Các xét nghiệm cần thiết

Có nhiều xét nghiệm cần thiết được thực hiện trong giai đoạn này, khi đi khám thai tại cơ sở chuyên môn bạn sẽ được các bác sĩ tư vấn thực hiện các xét nghiệm. Các xét nghiệm có thể gồm:
  • Xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Xét nghiệm dung nạp glucô
  • Xét nghiệm chọc dò nước ối
  • Xét nghiệm chọc hút gai nhau
Các xét nghiệm sẽ giúp bạn biết được những vấn đề đang mắc phải trong giai đoạn thai kỳ và có phương án điều trị cần thiết. Các xét nghiệm chuyên sâu hơn sẽ được thực hiện nếu bác sĩ yêu cầu.

 

Quan hệ tình dục khi mang thai 3 tháng giữa

Đây là giai đoạn bạn có thể yên tâm hơn khi quan hệ tình dục, tuy nhiên vẫn phải giữ sự cẩn trọng và lựa chọn các tư thế an toàn cho mẹ và con.

 

Tập thể dục

Đi bộ, Yoga hay các bài aerobic nhẹ nhàng sẽ giúp cho các bà mẹ sảng khoái tinh thần, đẩy lùi bệnh tật và sẵn sàng cho sự chào đời của bé yêu.